Trang chủ Đau nhức răng do sâu răng làm sao hết?

Đau nhức răng do sâu răng làm sao hết?

Răng sâu là bệnh lý rất thường gặp, nó phổ biến ở mọi lứa tuổi. Sâu răng mặc dù chỉ là bệnh lý đơn giản, dễ nhận biết và xử lý ở giai đoạn nhẹ. Nhưng thường khi sâu răng mới phá hủy phần men răng và chưa ảnh hưởng đến phần tủy răng người bệnh thường chủ quan, chỉ cho đến khi sâu răng ăn vào tủy, gây ra những cơn đau nhức buốt, lúc này mới tìm đến nha sĩ để giải quyết. Nhưng trong trường hợp chưa có điều kiện đi ngay lập tức đến nha khoa thì nhức răng làm sao hết? Làm thế nào để giảm được cảm giác khó chịu, trả lại vòng quay sinh hoạt như bình thường. 

Cách giảm đau nhức răng sâu tại nhà hiệu quả

Nước muối

Muối biển ngoài vai trò là một gia vị không thể thiếu, thì nó cũng là một dược liệu hiệu quả có thể dùng để sát khuẩn răng miệng, giảm đau khi bị sâu răng. 

Cách dùng: Lấy 2-3 muỗng cà phê muối cho vào ly nước ấm, ngậm 15 phút sau đó súc miệng sạch bằng nước lọc. Cách này đơn giản, và khá hiệu quả để giảm cơn đau tạm thời trước khi đến gặp nha sĩ của bệnh nhân sâu răng. 

Nước oxy già loãng

Nước oxy già có tác dụng diệt vi khuẩn rất tốt. Và nó còn giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó chịu khi đau răng. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng nước oxy già để súc miệng. Bạn nên nhổ ra và súc lại bằng nước sạch từ 3-4 lần.

Hạt tiêu và muối

Đây là hỗn hợp làm giảm đau răng hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng lượng muối và tiêu bằng nhau, sau đó trộn chung với một chút nước tạo hỗn hợp đặc hơi sệt. Bạn lấy hỗn hợp này đắp lên phần răng đau, cơn đau sẽ nhanh chóng giảm đi và có thể áp dụng lâu dài cho đến khi sâu răng được chữa khỏi. 

Giấm ăn

Giấm là nguyên liệu rất có lợi trong việc tiêu diệt vi khuẩn. Nó giúp chăm sóc răng miệng rất tốt. Bạn hãy thử sử dụng nước giấm bằng cách ngậm một chiếc bông thấm giấm hàng ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Bạn sẽ thấy hiệu quả không ngờ đến của giấm trong việc giảm đau răng sâu.

Thuốc giảm đau

Là cách nhanh nhất để giảm đau sâu răng, bạn cần ra hiệu thuốc, nhờ sự tư vấn của dược sĩ để lựa chọn các loại giảm đau không cần kê đơn. Tuy nhiên nếu bạn dị ứng với bất cứ thành phần nào cần báo với dược sĩ, hoặc nghiên cứu các phương thức trên để sử dụng. 

đau nhức răng

Khi bị răng sâu tại sao cần đến nha sĩ?

Răng sâu không thể hết bằng các phương pháp giảm đau vừa nêu ở trên, nó cần giải quyết triệt để bằng các biện pháp nha khoa như nhổ bỏ (nếu không thể bảo tồn) hoặc trám/bọc sứ lại lỗ hổng sâu răng. Mà những thủ thuật này cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề tốt. 

Tùy thuộc vào mỗi trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên nhổ hay trám răng hoặc bọc răng sứ.

Nếu răng bạn chỉ sâu nhẹ ở lớp ngoài cùng, bác sĩ sẽ tiến hành cạo bỏ ổ sâu răng, hàn trám lại để ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục phá hủy răng. Nếu răng sâu nặng, cần diệt tủy, và chưa lung lay, mô răng vẫn giữ lại thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy để khắc phục tình trạng đau nhức và bọc sứ cho răng. Răng sẽ được phục hình và đảm bảo quá trình nhai bình thường. Thêm vào đó là ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng quay trở lại.

Trong trường hợp răng lung lay, mô răng đã cụt sâu, tủy răng chết cần loại bỏ thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng sâu. Tuy nhiên việc mất răng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh, chính vì vậy ngay khi xuất hiện các biểu hiện sâu răng nhẹ cần đến nha khoa thăm khám để được xử lý trám răng. 

Và để phát hiện kịp thời các biểu hiện này bạn nên lên lịch chăm sóc sức khỏe răng miệng định kỳ 3-6 tháng/lần. Qua quá trình kiểm tra nếu bác sĩ nha khoa phát hiện các vấn đề về răng sẽ tư vấn cụ thể cho bạn về cách thức xử lý. Trong trường hợp này bạn sẽ không còn lo lắng và cần tìm đến các tư vấn như nhức răng làm sao hết nữa. 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1800 1015 hoặc trực tiếp đến các chi nhánh của Nha khoa Sài Gòn B.H để được thăm khám và tư vấn cụ thể. 

Tags: ,

Đau nướu răng là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau nướu răng là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân đang gặp vấn đề sức khỏe răng miệng. Đau nướu cũng là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Cần căn cứ vào mức độ đau nướu, tần suất và các dấu hiệu kèm theo để xác định hiện tượng đau nướu bệnh nhân gặp... Chi tiết

Đi khám răng bác sĩ nói cần lấy tủy? Tai sao phải lấy tủy răng?

Chị Thương Huyền gửi câu hỏi về cho chúng tôi sau khi đã thăm khám nha khoa, bác sĩ chỉ định chị cần lấy tủy răng. Chị có gửi đến Nha khoa Sài Gòn B.H câu hỏi thắc mắc “ Tôi đi trám răng, và kiểm tra răng định kỳ, nhưng bác sĩ sau khi... Chi tiết

Khi thực hiện lấy tủy răng xong có đau không?

Lấy tủy răng xong có đau không là câu hỏi, thắc mắc của mỗi người trong quá trình chăm sóc răng miệng. Tìm hiểu, có thể giải đáp được thắc mắc của bản thân giúp chúng ta có được sự chủ động, an tâm hơn trong quá trình xử lý các vấn đề răng miệng... Chi tiết

Mách bạn các cách chữa nhức răng hiệu quả tại nhà

Khi bị nhức răng, người bệnh thường có tâm lý rất ngại đến phòng khám nha khoa để điều trị. Vậy làm thế nào có thể đánh bay cơn nhức răng ngay tại nhà mà không cần tới gặp nha sĩ?  Hãy tham khảo ngay “5 bật mí chữa nhức răng hiệu quả tại nhà”... Chi tiết

Nguyên nhân răng bị thưa? Răng thưa nên làm gì cho khít lại?

Một trong những khuyết điểm thường gặp trên hàm răng là trình trạng thưa răng. Nó khiến bạn cảm thấy mất tự tin về vẻ ngoài khi giao tiếp. Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng thưa. Vậy răng thưa nên làm gì cho khít lại, hãy cùng tìm hiểu nhé! Nguyên nhân nào khiến... Chi tiết

Sự khác biệt giữa viêm tủy răng hồi phục và viêm tủy răng không hồi phục

Tủy răng là nguồn sống của răng, là một hệ thống các dây thần kinh, mạch máu nhỏ liti có chức năng cảm thụ và nuôi dưỡng răng.  Răng có cấu trúc bên ngoài là hai lớp ngà răng và men răng, bao bọc bảo vệ phần tủy răng phía trong. Tuy nhiên vì một... Chi tiết

Khi dán răng sứ có bị hôi miệng không và cách khắc phục

Dán răng sứ trở thành sự lựa chọn của nhiều người giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho hàm răng. Là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người tin tưởng khi đảm bảo bảo tồn răng gốc tối đa và trọn vẹn. Song thực tế khá nhiều người thắc mắc dán răng sứ có bị... Chi tiết

Tư vấn: Nhổ răng rồi có trám răng được không?

Bất cứ ai cũng đều mong muốn sở hữu một hàm răng khỏe đẹp, để vừa duy trì tốt khả năng ăn nhai, vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ.  Tuy nhiên, đây chắc chắn không phải là việc dễ dàng. Bởi bạn luôn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều bệnh lý răng... Chi tiết