Nhức răng hàm luôn tạo ra các cơn đau vô cùng khó chịu, khiến bạn gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Để giải quyết những cơn đau này, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả của tình trạng nhức răng hàm nhé.
Nhiều người đang bị tình trạng nhức răng hàm làm phiền, khiến họ không thể tập trung làm việc, trở nên thiếu tập trung hay thậm chí là mất ngủ. Bởi so với những cơn đau khác, đau ở vị trí răng hàm luôn dai dẳng và âm ỉ hơn do đây là vị trí tập trung nhiều dây thần kinh nhạy cảm. Để điều trị tình trạng này hiệu quả, bạn nhất định phải nắm rõ các nguyên nhân gây đau nhức răng hàm.
80% tình trạng nhức răng hàm xuất phát từ bệnh lý sâu răng quen thuộc. Khi bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, các mảng bám thức ăn sẽ tồn đọng lại ở các kẽ răng và tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Từ đó, tình trạng sâu răng hàm sẽ dần hình thành và gây nên tình trạng đau đớn vô cùng phiền phức, nếu tủy đã bị tác động hoặc mô răng đã bị mất quá nhiều.
Trong các trường hợp còn lại, các bệnh viêm nướu, viêm nha chu hay răng hàm bị gãy, vỡ, mẻ lớn,… cũng là nguyên nhân khiến những cơn đau nhức răng hàm xuất hiện. Thậm chí nếu bạn đã từng trám răng hàm mà miếng trám bị bong tróc, bạn cũng phải gánh chịu nhiều cơn đau không đáng có.
Để không còn bị tình trạng nhức răng hàm làm phiền, bạn có thể thử áp dụng một vài cách điều trị ngay tại nhà sau đây:
+ Chườm đá hoặc chườm nóng: Bạn có thể dùng khăn bọc đá lạnh rồi chườm lên vùng má bên ngoài chỗ răng hàm bị đau. Hoặc ngược lại, bạn có thể dùng một chai nước ấm để làm điều này. Đây là cách nhanh chóng, dễ thực hiện và có thể đem lại hiệu quả tức thì.
+ Súc miệng bằng nước muối: Tính chất sát trùng và kháng khuẩn của muối có thể làm ức chế hoạt động của vi khuẩn trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, loại gia vị này còn giúp làm sạch răng để phòng ngừa nhiều căn bệnh nha khoa khác nhau. Vì vậy, bạn hãy dùng nước muối pha loãng để súc miệng và dùng nước muối ấm để ngậm trong khoảng vài phút. Cơn nhức răng hàm của bạn sẽ giảm bớt đi phần nào.
+ Sử dụng nước cốt chanh: Hãy cắt một lát chanh mỏng và thoa nước cốt trực tiếp lên chỗ răng bị đau. Do chứa axit nên chanh sẽ giúp bạn ngăn chặn vi khuẩn và làm dịu cơn đau mà bạn đang phải trải qua.
+ Cắn một lát gừng: Tương tự như chanh, gừng cũng sở hữu tính kháng viêm vô cùng hiệu quả. Bạn có thể thái 1 lát gừng mỏng, đắp lên vị trí răng đau và cắn nhuyễn. Mặt khác, bạn cũng có thể xay nhuyễn gừng trước rồi mới đắp lên nếu muốn đem lại tác dụng cao hơn.
Những biện pháp kể trên chỉ đem lại tác dụng tạm thời. Để chữa nhức răng hàm triệt để, bạn phải loại bỏ được tác nhân gây bệnh. Vì thế, nếu tình trạng này đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của mình, bạn cần đến trực tiếp các nha khoa uy tín để được tư vấn cách chữa trị phù hợp.
Bác sĩ nha khoa sài gòn B.H
Thông thường, bạn sẽ phải nạo bỏ phần răng sâu, chữa viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu, trám răng hoặc bọc răng sứ,… mới có thể làm những cơn đau nhức răng hàm biến mất. Do đó, bạn chỉ nên lựa chọn các nha khoa uy tín để được sử dụng các dịch vụ này với hiệu quả tốt nhất.
Hotline 1: 1800 1015
Hotline 2: 0942 563 565
Email: info@nhakhoasaigon.vn
Biên Hòa : 8-8B Nguyễn Ái Quốc, KP 6, P. Tân Tiến, BH, ĐN.
Đau nướu răng là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân đang gặp vấn đề sức khỏe răng miệng. Đau nướu cũng là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Cần căn cứ vào mức độ đau nướu, tần suất và các dấu hiệu kèm theo để xác định hiện tượng đau nướu bệnh nhân gặp... Chi tiết
Chị Thương Huyền gửi câu hỏi về cho chúng tôi sau khi đã thăm khám nha khoa, bác sĩ chỉ định chị cần lấy tủy răng. Chị có gửi đến Nha khoa Sài Gòn B.H câu hỏi thắc mắc “ Tôi đi trám răng, và kiểm tra răng định kỳ, nhưng bác sĩ sau khi... Chi tiết
Lấy tủy răng xong có đau không là câu hỏi, thắc mắc của mỗi người trong quá trình chăm sóc răng miệng. Tìm hiểu, có thể giải đáp được thắc mắc của bản thân giúp chúng ta có được sự chủ động, an tâm hơn trong quá trình xử lý các vấn đề răng miệng... Chi tiết
Răng sâu là bệnh lý rất thường gặp, nó phổ biến ở mọi lứa tuổi. Sâu răng mặc dù chỉ là bệnh lý đơn giản, dễ nhận biết và xử lý ở giai đoạn nhẹ. Nhưng thường khi sâu răng mới phá hủy phần men răng và chưa ảnh hưởng đến phần tủy răng người... Chi tiết
Khi bị nhức răng, người bệnh thường có tâm lý rất ngại đến phòng khám nha khoa để điều trị. Vậy làm thế nào có thể đánh bay cơn nhức răng ngay tại nhà mà không cần tới gặp nha sĩ? Hãy tham khảo ngay “5 bật mí chữa nhức răng hiệu quả tại nhà”... Chi tiết
Một trong những khuyết điểm thường gặp trên hàm răng là trình trạng thưa răng. Nó khiến bạn cảm thấy mất tự tin về vẻ ngoài khi giao tiếp. Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng thưa. Vậy răng thưa nên làm gì cho khít lại, hãy cùng tìm hiểu nhé! Nguyên nhân nào khiến... Chi tiết
Tủy răng là nguồn sống của răng, là một hệ thống các dây thần kinh, mạch máu nhỏ liti có chức năng cảm thụ và nuôi dưỡng răng. Răng có cấu trúc bên ngoài là hai lớp ngà răng và men răng, bao bọc bảo vệ phần tủy răng phía trong. Tuy nhiên vì một... Chi tiết
Dán răng sứ trở thành sự lựa chọn của nhiều người giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho hàm răng. Là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người tin tưởng khi đảm bảo bảo tồn răng gốc tối đa và trọn vẹn. Song thực tế khá nhiều người thắc mắc dán răng sứ có bị... Chi tiết